Phát triển và đặc điểm Bão_Địa_Trung_Hải

Một cơn bão nhiệt đới Địa Trung Hải ở phía Nam của Ý vào ngày 27 tháng 10 năm 2005

Các yếu tố cần thiết cho việc hình thành bão Địa Trung Hải có sự khác biệt so với thường thấy của các cơn lốc xoáy nhiệt đới; được biết là nổi lên trên các vùng có nhiệt độ mặt biển (SSTs) dưới 26 °C (79 °F), các cơn lốc xoáy nhiệt đới Địa Trung Hải thường đòi hỏi sự xâm nhập của không khí lạnh hơn để gây ra sự bất ổn trong khí quyển.[5] Phần lớn các bão Địa Trung Hải phát triển trên các khu vực Địa Trung Hải có SST từ 15 đến 26 °C (59 đến 79 °F), với giới hạn trên chỉ tìm thấy ở vùng cực nam. Mặc dù nhiệt độ mặt nước biển thấp, sự bất ổn do khí quyển lạnh trong vùng chênh lệch áp suất (baroclinic), vùng có sự khác biệt nhiệt độ và áp suất cao, cho phép tạo ra các bão Địa Trung Hải, trái ngược với các vùng nhiệt đới không có tính baroclinity (chênh lệch áp suất) cao, nên cần phải có SST (nhiệt độ mặt biển) tăng lên.[18] Mặc dù có sự chênh lệch đáng kể về nhiệt độ không khí đã được ghi nhận trong khoảng thời gian hình thành các cơn lốc xoáy nhiệt đới ở Địa Trung Hải, ít sự bất thường ở nhiệt độ mặt biển trùng với sự phát triển của chúng, cho thấy sự hình thành các bão Địa Trung Hải chủ yếu được kiểm soát bởi nhiệt độ không khí cao hơn, không phải bởi SST bất thường.[19] Giống như các cơn lốc xoáy nhiệt đới, gió đứt tối thiểu - sự khác biệt về tốc độ và hướng gió trên một khu vực - cũng như độ ẩm và tính xoáy dồi dào sẽ khuyến khích sự hình thành của các hệ thống giống như xoáy thuận nhiệt đới ở biển Địa Trung Hải [20].

Do tính chất hạn chế của Địa Trung Hải và khả năng giới hạn của dòng nhiệt - trong trường hợp bão Địa Trung Hải, không khí -sự vận chuyển hơi nóng biển - các cơn lốc xoáy nhiệt đới có đường kính lớn hơn 300 km (190 dặm) không thể tồn tại ở Địa Trung Hải[21]. Mặc dù là một khu vùng chênh lệch áp suất có độ dốc nhiệt độ cao, nguồn năng lượng chính được sử dụng bởi các cơn lốc xoáy nhiệt đới Địa Trung Hải được lấy từ các nguồn nhiệt cơ bản được tạo ra bởi sự có mặt của hoạt động đối lưu-bão trong môi trường ẩm ướt, giống như các cơn lốc nhiệt đới ở những nơi khác bên ngoài biển Địa Trung Hải.[22] So với các lưu vực xoáy khí hậu nhiệt đới khác, Biển Địa Trung Hải nói chung là môi trường khó khăn cho sự phát triển; mặc dù tiềm năng năng lượng cần thiết cho sự phát triển không phải là bất thường lớn, khí quyển của nó được đặc trưng bởi sự thiếu hụt độ ẩm, cản trở sự hình thành tiềm năng. Sự phát triển đầy đủ của một cơn bão Địa Trung Hải thường đòi hỏi sự hình thành một sự rối loạn baroclinic (chênh lệch áp suất) quy mô lớn chuyển đổi muộn trong vòng đời của nó thành một hệ thống giống như cơn lốc xoáy nhiệt đới, gần như luôn luôn dưới ảnh hưởng của một lớp thấp sâu, lõi lạnh cách biệt trong tầng trung lưu từ phần giữa trở lên, thường là kết quả của những bất thường trong một làn sóng Rossby lan rộng - những cơn gió trong bầu khí quyển trên vận chuyển mạnh.[23]

Một cơn bão Địa Trung Hải yếu và không hữu hiệu vào ngày 28 tháng 1 năm 2010

Sự phát triển của bão Địa Trung Hải thường dẫn đến sự dịch chuyển theo chiều dọc của không khí trong tầng đối lưu, dẫn đến sự giảm nhiệt độ của nó trùng với tăng độ ẩm tương đối, tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho sự hình thành bão nhiệt đới. Điều này, đến lượt nó, dẫn đến sự gia tăng năng lượng tiềm năng, gây ra sự bất ổn định không khí do không khí sinh ra sức nóng. Không khí ẩm giúp ngăn chặn sự xuất hiện của các cơn gió chuyển động theo chiều dọc - thường cản trở sự khởi đầu của các cơn lốc xoáy nhiệt đới,[23] và trong kịch bản như vậy, gió đứt vẫn còn rất nhỏ; tổng thể, lớp thấp lõi lạnh cách biệt góp phần tốt cho sự hình thành sau đó của các lớp thấp lõi ấm bị ảnh hưởng bởi dòng chảy nhỏ. Tuy nhiên, sự xuất hiện thường xuyên của các lớp thấp lõi lạnh ở tầng trên và tần suất không thường xuyên của các cơn lốc xoáy nhiệt đới Địa Trung Hải cho thấy có thêm những tình huống bất thường khác liên quan đến sự xuất hiện của các cơn bão nhiệt đới. Nhiệt độ mặt biển dâng, tương phản với không khí lạnh trong khí quyển, khuyến khích sự bất ổn trong không khí, đặc biệt là trong tầng đối lưu.[18]

Nói chung, hầu hết các bão Địa Trung Hải đều duy trì bán kính từ 70 đến 200 km (40 đến 120 dặm), kéo dài từ 12 giờ đến 5 ngày, đi từ 700 đến 3.000 km (430 đến 1.860 mi), phát triển mắt bão dưới 72 giờ, và có tốc độ gió lên đến 144 km/h (89 mph),[24] Thêm vào đó, phần lớn được đặc trưng trên hình ảnh vệ tinh là các hệ thống không đối xứng với một mắt bão tròn đặc biệt bao quanh bởi sự đối lưu khí quyển [21]. Sự xoay chuyển yếu, tương tự như trong hầu hết các cơn lốc xoáy nhiệt đới, thường được ghi nhận trong giai đoạn đầu của bão Địa Trung Hải, tăng dần theo cường độ,[25] bão Địa Trung Hải, tuy nhiên, thường ít có thời gian tăng cường, thường yếu hơn hầu hết các cơn bão Bắc Đại Tây Dương và chỉ duy trì thời gian một vài ngày.[26] Mức độ tối đa có thể đạt được của bão Địa Trung Hải tương đương với mức phân loại thấp nhất trên thang bão Saffir-Simpson cấp 1. Trong khi toàn bộ chu kỳ sống của một cơn bão có thể bao gồm nhiều ngày, hầu hết sẽ chỉ giữ được các đặc tính nhiệt đới dưới 24 giờ.[27] Đôi khi tình huống cho phép hình thành các cơn bão Địa Trung Hải nhỏ hơn, mặc dù các điều kiện đòi hỏi khác nhau thậm chí với những điều cần thiết của các cơn bão Địa Trung Hải khác. Sự phát triển của các cơn lốc xoáy nhiệt đới nhỏ bất bình thường ở vùng Địa Trung Hải thường đòi hỏi các lốc xoáy khí quyển ở trên gây ra sự hình thành các cơn bão trong bầu khí quyển thấp hơn, dẫn đến sự hình thành lớp thấp lõi ấm, được khuyến khích bởi độ ẩm, độ nóng và các hoàn cảnh môi trường thuận lợi khác.[28]

Các cơn lốc xoáy ở Địa Trung Hải đã được so sánh với các cơn bão lốc phát triển ở các vùng xa của Bắc và Nam bán cầu - với kích thước nhỏ bé và sự mất ổn định liên quan đến nhiệt độ nóng; tuy nhiên, trong khi các cơn bão Địa Trung Hải gần như luôn luôn có đặc điểm lớp thấp lõi nóng, các bão ở các cực chủ yếu có lõi lạnh. Chu kỳ sống kéo dài của các cơn bão Địa Trung Hải và sự tương đồng với các bão ở các cực sinh ra chủ yếu bởi nguồn gốc như là lớp thấp bề mặt và sự mất ổn định về nhiệt.[7] Lượng mưa và sự đối lưu trong một cơn bão nhiệt đới ở vùng Địa Trung Hải đang phát triển thường bị kích động bởi sự tiếp cận của một vùng khí quyển áp suất thấp - một khu vực dài áp suất không khí thấp - đưa không khí lạnh xuống phía dưới, bao quanh một hệ thống áp suất thấp hiện có. Tuy nhiên, sau khi điều này xảy ra, tỷ lệ mưa giảm đáng kể xảy ra mặc dù tiếp tục cấu tạo [29], cũng trùng hợp với sự sụt giảm trong hoạt động sét đánh nhiều trước đó [30]. Mặc dù những vùng áp suất thấp thường đi cùng với các cơn bão Địa Trung Hải dọc theo tuyến đường của chúng, sự tách biệt cuối cùng sẽ xảy ra, thường là ở phần sau của chu kỳ sống một cơn bão nhiệt đới Địa Trung Hải.[29] Đồng thời, không khí ướt, bão hòa và làm mát trong khi đi lên trong bầu khí quyển, sau đó gặp cơn bão Địa Trung Hải và cho phép phát triển tiếp và tiến hóa hơn nữa thành một cơn bão nhiệt đới. Nhiều đặc điểm này cũng hiển nhiên đối với một cơn bão ở các cực [31].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bão_Địa_Trung_Hải http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/wea.231... http://wkserv.met.fu-berlin.de/Beilagen/2015/sachw... http://www.met.fu-berlin.de/de/wetter/maps/Analyse... http://www.met.fu-berlin.de/wetterpate/Lebensgesch... http://www.hvonstorch.de/klima/pdf/cavicchia-2011.... http://www.hvonstorch.de/klima/pdf/medicanes_clim.... http://www.uib.es/depart/dfs/meteorologia/METEOROL... http://www.aoml.noaa.gov/hrd/tcfaq/F1.html http://www.ssd.noaa.gov/PS/TROP/2011/bulletins/arc... http://www.eumetsat.int/website/home/Images/ImageL...